Bu lông nở – Tắc kê nở đinh có khả năng chịu rung động rất tốt, được dùng để cố định thanh chống, chân đế máy móc, lắp đặt bệ đỡ, kệ bảo quản …phù hợp với các công trình yêu cầu độ bền cao. Hãy cùng bulongocvit1.com khám phá chi tiết những đặc điểm nổi bật và lợi ích của bu lông nở đinh trong bài viết này nhé.
Bu lông nở – Tắc kê nở đinh
Tắc kê nở đinh có tên gọi tiếng anh là (Hammer Drive Anchor), hay còn gọi là bulong nở đinh, là loại tắc kê có phần áo nở (chân bu lông) sẽ giãn ra khi đinh được đóng, ép chặt vào thành bê tông để tạo lực liên kết. Có khả năng chịu rung động rất tốt, phù hợp với các công trình yêu cầu độ bền cao.

Phân loại Bu lông nở – Tắc kê nở đinh
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh được phân loại dựa trên vật liệu chế tạo, gồm các loại như thép Cacbon, inox 201, inox 304, inox 316, và inox 316L. Mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng khác nhau, tùy theo yêu cầu chịu lực và môi trường làm việc.
– Bu lông nở đinh thép Cacbon: làm từ thép Cacbon, có độ bền cao nhưng khả năng chống rỉ thấp, dễ hàn với các kim loại khác.
– Bu lông nở đinh inox 201: làm từ thép không gỉ, có mã thép là SUS201, bề mặt sáng bóng, giá hợp lý, khả năng chống ăn mòn thấp.
– Bu lông nở đinh inox 304: làm từ thép không gỉ, có mã thép là SUS304, chống rỉ và ăn mòn tốt, giá thành cao hơn inox 201.
– Bu lông nở đinh inox 316: làm từ thép không gỉ, có mã thép là SUS316, có khả năng chịu lực và chống ăn mòn vượt trội, thích hợp cho môi trường hóa chất và nước biển.
– Bu lông nở đinh inox 316L: làm từ thép không gỉ, có mã thép là SUS316L với hàm lượng cacbon thấp hơn, khả năng chống ăn mòn và rỉ sét giảm nhẹ so với loại 316.
Cấu tạo, thông số kỹ thuật
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh được cấu tạo từ 5 phần chính gồm: đinh, đầu bu lông có ren, đai ốc và vòng đệm, áo nở, và các đường gân giúp tăng lực bám. Vật liệu thường là thép các bon hoặc thép không gỉ, tùy vào yêu cầu sử dụng.
1. Đinh: Là loại đinh đã được tôi cứng để tăng khả năng chịu lực.
2. Đầu bu lông: Có ren hệ mét, giúp dễ dàng lắp ghép và tháo rời.
3. Đai ốc và vòng đệm: Tương thích và chỉ có thể xoay cùng nhau, không thể tách rời.
4. Áo nở (chân bu lông): Khi đinh được đóng xuống, áo nở giãn ra và ép sát vào thành bê tông, tạo lực liên kết chắc chắn.
5. Đường gân: Tăng ma sát và lực bám của bu lông vào thành bê tông.
Vật liệu chế tạo tắc kê nở đinh thường là thép các bon hoặc thép không gỉ (inox). Thép các bon thường dùng cho mối ghép kín, mạ cầu vồng hoặc mạ kẽm điện phân, còn inox không gỉ phù hợp cho các mối ghép hở, yêu cầu chống ăn mòn và độ thẩm mỹ cao.
Quy trình thi công bu lông nở đinh
Quy trình lắp đặt bu lông nở đinh – tắc kê đinh gồm 5 bước chi tiết như sau:
Bước 1: Khoan lỗ
– Dùng máy khoan để tạo lỗ trên bề mặt bê tông theo đúng chiều sâu và đường kính thiết kế. Đường kính lỗ là yếu tố quan trọng nhất, cần sử dụng mũi khoan có kích thước chính xác theo thông số của tắc kê. Về chiều sâu, có thể khoan quá một chút để đảm bảo sự chắc chắn.
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan
– Sau khi khoan xong, vệ sinh sạch lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, giúp bu lông nở đinh bám chắc hơn vào thành bê tông.
Bước 3: Đưa tắc kê vào lỗ
– Đặt tắc kê nở đinh vào lỗ khoan. Sau đó, điều chỉnh đai ốc sao cho vị trí bu lông khớp với thiết kế, đảm bảo sự chính xác trong liên kết.
Bước 4: Đóng đinh và cố định
– Sử dụng búa đóng đinh vào bu lông. Đinh sẽ làm áo nở giãn ra, ép sát vào thành bê tông, tạo ra sự liên kết chắc chắn giữa bu lông và bề mặt bê tông.
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh
– Cuối cùng, kiểm tra lại toàn bộ bu lông nở đinh và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo bu lông được cố định đúng theo yêu cầu và mục đích sử dụng.
Ứng dụng của bu lông nở đinh
Được ứng dụng rộng rãi trong lắp đặt các kết cấu như bảng điện, tủ điện, cố định cột chuồng nuôi gia súc, gia cố ghế ngồi tại sân vận động, thi công nhà thép, nhà để xe. Ngoài ra, bu lông này còn được dùng để cố định thanh chống, chân đế máy móc, lắp đặt bệ đỡ, kệ bảo quản. Đặc biệt, bu lông nở đinh – tắc kê đinh có khả năng chịu rung động rất tốt, phù hợp với các công trình yêu cầu độ bền cao.
Bu lông nở đinh có giá bao nhiêu?
Giá bu lông nở đinh (tắc kê đinh) phụ thuộc vào chất liệu, kích thước và nhà cung cấp. Thông thường, giá dao động từ khoảng 2.000 VNĐ đến 15.000 VNĐ mỗi chiếc, tùy theo loại thép carbon hay inox (201, 304, 316) và kích thước cụ thể.
Nếu bạn muốn biết giá cho tiết từng sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay với bulongocvit68.com – HMEC.
Mua bu lông nở đinh ở đâu?
Để mua bu lông nở đinh bạn có thể liên hệ với Công Ty TNHH Công Nghiệp HMEC qua kênh thông tin dưới đây để nhận báo giá cụ thể.
Website: bulongocvit1.com
Hotline: 0967.578.883
Gmail: hmec6868@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Nhân Hòa, Xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội.
Bài viết trên đây đã hoàn thành việc tìm hiểu về bu lông nở đinh. Mong rằng bạn đọc đã nhận được giá trị nội dung mà bạn đang cần. Nếu hữu ích hãy bình chọn 5 sao cho bulongocvit68.com – HMEC và nhấn theo dõi nhé!
Reviews
There are no reviews yet.