Bu lông hóa chất mạ kẽm cấp bền 8.8 với khả năng chịu lực kéo lớn, thường được sử dụng trong lắp dựng nhà xưởng, khung kèo thép, cơ khí xây dựng máy, liên kết mặt bích, đường ống, và các công trình giao thông như cầu cống, nơi chịu tải trọng tĩnh chủ yếu. Hãy cùng bulongocvit68.com tìm hiểu điều gì làm cho “Bu lông hóa chất mạ kẽm cấp bền 8.8” đặc biệt như vậy, trong bài viết này nhé.
Định nghĩa
Bulong cấp bền 8.8 mạ kẽm là loại bu lông được phủ một lớp kẽm trên bề mặt thông qua bể mạ kẽm. Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay để tạo bề mặt chống gỉ cho bu lông.
Bu lông hoá chất mạ kẽm cấp bền 8.8
Cấu tạo
Bu lông hóa chất cường độ cao 8.8 là loại bu lông được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ bền cao. Nó bao gồm hai phần chính:
1. Hệ bu lông: Phần này gồm bu lông, đai ốc, và có thể có thêm long đen phẳng hoặc long đen vênh, tạo thành một hệ thống chắc chắn để kết nối các cấu trúc.
2. Hóa chất khoan cấy: phần hóa chất được sử dụng để liên kết hệ bu lông với vật liệu nền như bê tông, gạch, hoặc đá, đảm bảo tính ổn định và độ bền cho kết cấu.
Bu lông hóa chất cường độ cao 8.8 phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Cấp bền 8.8 có nghĩa là hệ bu lông và đai ốc phải đạt các chỉ tiêu về độ bền theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1995. Cụ thể, giới hạn bền đứt tối thiểu của bu lông này phải từ 800 đến 830 N/mm², trong khi giới hạn bền chảy phải đạt tối thiểu 640 N/mm². Điều này cho thấy loại bu lông này có khả năng chịu tải trọng lớn và đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng.
Vật liệu sản xuất
Bu lông cấp bền 8.8 rất đa dạng vật liệu sản xuất từ thép .
Phân loại
Bu lông cấp bền 8.8 hiện nay được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau: Bu lông hóa chất inox, bu lông mắt inox DIN 444 – D, và bu lông lục giác chìm đầu cầu DIN 7380.
Ứng dụng
Nhờ vào khả năng liên kết chắc chắn với vật liệu nền thông qua hóa chất và khả năng chịu lực tốt, thường được sử dụng ở những vị trí yêu cầu độ bền cao và khả năng chịu tải lớn. Một số ứng dụng tiêu biểu bao gồm:
– Thi công hệ thống mái kính ngoài trời
– Lắp đặt lan can cầu đường, thang thoát hiểm, mái che
– Thi công bệ máy trọng tải lớn
– Lắp đặt hệ cửa nhôm kính kích thước lớn
Hướng dẫn thi công bu lông hóa chất
Bước 1: Tạo lỗ khoan với chiều sâu và đường kính phù hợp cho từng loại bu lông hóa chất. Chiều sâu lỗ khoan nên bằng chiều dài thân dưới của bu lông.
Bước 2: Vệ sinh sạch lỗ khoan, loại bỏ hoàn toàn vữa, bụi bẩn do quá trình khoan gây ra.
Bước 3: Điền hóa chất cấy thép vào lỗ khoan theo đúng định lượng, thông thường chiếm 1/2 đến 2/3 chiều sâu lỗ khoan. Lưu ý rằng phương pháp điền hóa chất sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng hóa chất.
Bước 4: Cắm bu lông hóa chất vào lỗ khoan. Khi gặp hóa chất, xoay nhẹ bu lông để hóa chất lấp đầy tất cả các vòng ren, tạo độ bám dính cao hơn. Dừng lại khi bu lông chạm đáy lỗ khoan.
Bước 5: Chờ cho đến khi hóa chất đông cứng (thời gian đông cứng tùy thuộc vào từng loại hóa chất) trước khi lắp tải.
Báo giá bu lông hóa chất mạ kẽm cấp bền 8.8
Nếu quý khách cần tư vấn thêm về giá sản phẩm, vui lòng liên hệ với Công Ty TNHH Công Nghiệp HMEC qua kênh thông tin dưới đây để nhận báo giá cụ thể.
Website: bulongocvit1.com
Hotline: 0967.578.883
Gmail: hmec6868@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Nhân Hòa, Xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội.
Bài viết trên đây đã hoàn thành việc tìm hiểu về bu lông hóa chất mạ kẽm cấp bền 8.8. Mong rằng bạn đọc đã nhận được giá trị nội dung mà bạn đang cần. Nếu hữu ích hãy bình chọn 5 sao cho bulongocvit1.com – HMEC và nhấn theo dõi nhé!
Reviews
There are no reviews yet.